Trách nhiệm của chủ đầu tư trong xây dựng (cập nhật 2022)

4. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

3. Các trách nhiệm khác của chủ đầu tư

Trong bất cứ một dự án nào, chủ đầu tư cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định và phê duyệt các vấn đề liên quan đến dự án. Vậy chủ đầu tư là ai, và trách nhiệm của chủ đầu tư trong xây dựng được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Trách nhiệm của chủ đầu tư trong xây dựng mời bạn tham khảo!

13e

Trách nhiệm của chủ đầu tư trong xây dựng (cập nhật 2022)

1. Chủ đầu tư là ai?

Theo quy định trong Luật Đấu thầu năm 2013, Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Còn theo Luật Xây dựng 2014, Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.

Việc xác định ai là chủ đầu tư, là chủ đầu tư trong các trường hợp đặc biệt được phân biệt cụ thể như sau:

Chủ đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 do người quyết định đầu tư quyết định và được quy định cụ thể như sau:

– Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

2. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong xây dựng

Quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư trong xây dựng được nêu tại Điều 112 Luật Xây dựng 2014 như sau:

– Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và các công việc tư vấn xây dựng khác.

– Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện.

– Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật xây dựng.

– Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

3. Các trách nhiệm khác của chủ đầu tư

– Kiểm tra việc huy động và bố trí nhân lực của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình so với yêu cầu của hợp đồng xây dựng.

– Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:

+ Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết;

+ Kiểm tra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

+ Kiểm tra, đôn đốc, giám sát nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường;

+ Yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

+ Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu;

+ Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.

– Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

4. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được quy định tại Điều 26 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:

– Lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.

– Ký quỹ để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư; đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; bảo đảm năng lực tài chính để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

– Xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án theo đúng quy hoạch chi tiết, nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở và tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

– Dành diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

5. Cơ sở pháp lý:

– Luật Nhà ở năm 2014;

– Nghị định 99/2015/NĐ-CP

6. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Trách nhiệm của chủ đầu tư trong xây dựngcũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Trách nhiệm của chủ đầu tư trong xây dựng thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *