TOP 6 dự án bảo vệ môi trường của học sinh mới nhất năm 2022

(TN&MT) – Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định bảo vệ môi trường vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của đất nước. Theo đó, nhằm góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết phê duyệt 4 dự án bảo vệ môi trường thực hiện từ năm 2022 ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi nước ta.

Theo Quyết định số 510/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt Danh mục dự án bảo vệ môi trường thực hiện từ năm 2022, dự kiến sản phẩm của các dự án này là các báo cáo, đề xuất, mô hình, giải pháp… liên quan đến môi trường vùng đồng bào DTTS ở nước ta. Thời gian thực hiện mỗi dự án là 2 năm (2022 – 2023).

Bảo vệ môi trường vùng DTTS

Cụ thể, Dự án “Khảo sát, đánh giá, đề xuất giải pháp và thực hiện mô hình bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp thông qua ứng dụng chuỗi giá trị nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn gắn với chế biến sâu, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS” sẽ đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp vùng DTTS; đề xuất giải pháp, thực hiện mô hình ứng dụng chuỗi giá trị nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn gắn với chế biến sâu nhằm bảo vệ môi trường, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS.

Đối với vùng DTTS khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Ủy ban Dân tộc đã phê duyệt Dự án “Khảo sát, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải thông thường và xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải từ sản xuất nông nghiệp tại vùng DTTS khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”. Dự kiến sản Dự án là Báo cáo thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải thông thường ở vùng DTTS khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Bản đề xuất các giải pháp và kiến nghị chính sách; Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải từ sản xuất nông nghiệp.

Phát triển kinh tế – xã hội phải đi đôi với bảo vệ môi trường

Hỗ trợ đồng bào ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu với các loại hình thiên tai như bão, lũ quét, lốc xoáy, sạt lở, ngập lụt, mưa đá, hạn mặn, rét đậm rét hại… Khu vực miền núi của nước ta phân bố nhiều đồng bào DTTS, cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ dân trí còn hạn chế, do vậy, khả năng chống đỡ với biến đổi khí hậu còn gặp nhiều khó khăn.

Nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với đồng bào DTTS và miền núi phía Bắc, Ủy ban Dân tộc đã phê duyệt Dự án “Cải thiện môi trường thông qua xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc để ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác hại rét vào mùa đông cho gia súc tại vùng dân tộc và miền núi phía Bắc”. Định hướng mục tiêu là thực hiện tập huấn nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi gia súc; dựa trên Báo cáo hiện trạng khu vực này để xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi gia súc ứng phó với đói rét vào mùa đông và bảo vệ môi trường, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Phát huy vai trò chủ thể của đồng bào DTTS

Bảo vệ môi trường không chỉ đơn thuần là công việc của Đảng, Nhà nước, của một cơ quan hay tổ chức nào mà đó là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội. Mọi đối tượng trong xã hội từ người già đến trẻ nhỏ, từ tổ chức đến cá nhân, từ người sản xuất đến người tiêu dùng đều có quyền và nghĩa vụ trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Ủy ban Dân tộc đã phê duyệt Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về bảo vệ môi trường cho học sinh các trường dân tộc nội trú khu vực Tây Bắc”. Dự kiến các sản phẩm của Dự án là: Báo cáo đánh giá thực trạng nhận thức về bảo vệ môi trường của học sinh các trường dân tộc nội trú khu vực Tây Bắc; Bản tổng hợp kiến nghị giải pháp, chính sách; Bộ tài liệu truyền thông về bảo vệ môi trường cho học sinh các trường dân tộc nội trú; Mô hình truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi bảo vệ môi trường của học sinh các trường dân tộc nội trú khu vực Tây Bắc.

Dự án “GOM”

Dự án được chọn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và chuyên môn thuộc VCLC 2021, có cả dự án “GOM” của Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Hà My, Nguyễn Duy Hưng, Nguyễn Hoàng Bảo và Nguyễn Thanh Bình đến từ Trường THPT Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh hướng đến. Trước đây, Hoàng Anh đã có thói quen thu gom pin cũ và vận động người thân, bạn bè cùng chung tay; do đó, đến với VCLC 2021, em và các thành viên quyết định mở rộng mô hình này đến các trường THPT trên địa bàn TP Hạ Long. Nhóm hy vọng dự án sẽ góp phần thay đổi nhận thức của học sinh nhằm giảm thiểu tình trạng xử lý pin đã qua sử dụng không đúng cách.

Dự án “AN KHOE”

“ANKHOE” có lẽ là “cơn gió lạ” so với 6 dự án còn lại. Đây là dự án xây dựng ứng dụng ăn chay, đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa chế độ dinh dưỡng của một bộ phận người dân. Không chỉ vậy, những người sử dụng ứng dụng này cũng có thể nhận được tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng, tham gia cộng đồng ăn chay và chia sẻ thực phẩm khi cần thiết. Trần Gia Mỹ – sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP HCM, thành viên nhóm – chia sẻ em bắt đầu ăn chay từ hai năm trước nên rất quan tâm đến việc ăn sao cho khoa học và bảo đảm sức khỏe; tuy nhiên, hiện nay không có nhiều ứng dụng về các món thuần chay và việc kết nối cộng đồng này vẫn còn chưa mạnh nên em muốn tìm hiểu để vừa đáp ứng nhu cầu cá nhân, vừa phục vụ cho nhiều người khác cùng sở thích.

top-6-du-an-bao-ve-moi-truong-cua-hoc-sinh-moi-nhat-nam-2022-1647257294

Các dự án nêu trên đều rất thiết thực, đánh giá được thực trạng môi trường vùng đồng bào DTTS và giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân. Từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, xây dựng các chính sách.… góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo OneDay

Leave a Reply